Lãi suất có phải là ông kẹ đối với người đầu tư bất động sản?
Công bằng mà nói thì bất động sản hiện là một trong những tài sản được coi là có giá trị lớn đối với hầu hết người dân Việt Nam.
Bởi vậy nên việc xoay sở để mua được miếng đất hoặc dựng được căn nhà cũng là cả một sự nỗ lực của nhiều thế hệ. Cho nên việc vay mượn có lẽ là điều "đương nhiên".
Bất cứ ai đã từng đầu tư bất động sản đều trải qua cảm giác vay. Đồng nghĩa với việc đó là lãi suất.
1/ Lãi suất quan trọng như thế nào đối với người kinh doanh bất động sản?
Như bài trước Saotho.net đã đề cập đến vấn đề Tiền Rẻ. Thì lãi suất thấp đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ mong muốn đầu tư nhiều hơn, vào những kênh đầu tư hấp dẫn hơn như bất động sản chẳng hạn. Khi thị trường " tiền rẻ " được kích hoạt thì cũng là lúc thị trường bất động sản sẽ bùng nổ nhất.
Ngược lại khi chính sách lãi suất thắt chặt, lãi suất cho vay cao lên, chi phí vay vốn cũng tăng lên, điều này có thể làm giảm khả năng chi trả của bạn và khiến bạn khó tiếp cận nguồn vốn hơn. Ngoài ra, lãi suất cao cũng có thể làm giảm giá trị bất động sản, vì người mua sẽ không sẵn sàng trả nhiều tiền cho một tài sản có chi phí vận hành cao hơn. Dẫn đến người đầu tư sẽ có tâm lý thận trọng hơn trong việc vay và sử dụng đòn bẩy vốn của mình.
Cho nên có thể khẳng định rằng lãi suất là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định đầu tư bất động sản của bạn.
2/ Lãi suất có phải là ông kẹ đối với người đầu tư bất động sản?
Mặc dù lãi suất mang tính chất quyết định và là yếu tố quan trọng nhất tới người đầu tư bất động sản, tuy nhiên, lãi suất không phải là yếu tố duy nhất bạn cần cân nhắc khi đầu tư bất động sản. Bạn cũng cần xem xét các yếu tố khác như vị trí của bất động sản, tiềm năng tăng giá, nhu cầu cho thuê và các yếu tố rủi ro khác.
Vấn đề này được gọi là tính thanh khoản của bất động sản. Tại sao trong cùng một cơn bão bất động sản liên quan đến chi phí vốn vay, thì vẫn có nhưng loại bất động sản bán được ( hay còn gọi là ngược sóng ). Vẫn có những loại hình bất động sản sống khỏe trong bão lãi suất.
3/ Lãi suất tăng hay giảm bị tác động bởi những yếu tố nào?
Việc quyết định tăng hay giảm lãi suất dựa vào rất nhiều yếu tố kinh tế điển hình như:
- Tình trạng lạm phát: Khi lạm phát tăng cao, Ngân hàng Trung ương thường sẽ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. Điều này làm cho chi phí vay vốn đắt hơn, từ đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, giúp lạm phát hạ nhiệt.
- Tình trạng kinh tế: Khi nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu vay vốn tăng cao, điều này sẽ làm cho lãi suất tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh tế đang suy thoái, nhu cầu vay vốn giảm, điều này sẽ làm cho lãi suất giảm xuống.
- Cung cầu tiền tệ: Khi cung tiền tệ tăng lên, lãi suất sẽ giảm xuống. Ngược lại, khi cung tiền tệ giảm xuống, lãi suất sẽ tăng lên.
- Rủi ro: Khi rủi ro gia tăng, lãi suất sẽ tăng lên. Điều này là do các nhà đầu tư sẽ yêu cầu mức lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro.
- Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương: Ngân hàng Trung ương có thể sử dụng lãi suất để điều chỉnh nền kinh tế. Khi Ngân hàng Trung ương tăng lãi suất, nó sẽ làm cho chi phí vay vốn đắt hơn, từ đó làm giảm nhu cầu tiêu dùng và đầu tư, giúp lạm phát hạ nhiệt. Ngược lại, khi Ngân hàng Trung ương giảm lãi suất, nó sẽ làm cho chi phí vay vốn rẻ hơn, từ đó kích thích tiêu dùng và đầu tư, giúp nền kinh tế tăng trưởng.
Tính đến thời điểm này Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam SBV đã hạ lãi suất điều hành tổng cộng 4 lần. Lần gần nhất là ngày 19/6/2023. Hiện tại, lãi suất điều hành của Việt Nam là 4,5%/năm.
Việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hạ lãi suất điều hành 4 lần trong năm 2023 là một tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản. Là một quyết sách mang tính thiết thực để từng bước gỡ vướng cho thị trường bất động sản trong nước ổn định và phát triển trở lại.
Bạn có thể đọc thêm bài viết về Tiền rẻ là gì? trên Saotho.net.